QUY TRÌNH SƠN EPOXY TỰ PHẲNG

QUY TRÌNH SƠN EPOXY TỰ PHẲNG

Quy trình thi công sơn epoxy tự san phẳng cho sàn nhà

Sơn epoxy tự san phẳng ngày càng được sử dụng rộng rãi để thay thế sàn gạch, vừa tiết kiệm chi phí, vừa mang lại tính thẩm mỹ cao với những đặc tính hóa vật lí tốt. Quy trình sơn epoxy tự san phẳng cần được chú trọng từ khâu chuẩn bị đến các bước tiến hành và nghiệm thu. Cùng chúng tôi đi tìm hiểu cụ thể về quy trình này để thấy được giá trị của một loại sơn chất lượng là như thế nào?

1. Các khu vực sử dụng sơn nền epoxy tự san phẳng

Với đặc tính khả năng bám dính cao, chống bụi bẩn và dầu mỡ, chống trơn trượt, dễ lau chùi và bảo quản, sơn epoxy thích hợp với những môi trường như nhà chế biến hải sản, thực phẩm đông lạnh, gara sửa chữa ô tô, xưởng thiết bị máy móc,…Đặc biệt là sơn epoxy cho nhà xưởng

Tính chất hóa học tốt, kháng axit, kháng kiềm, chống thấm nước là lí do loại sơn này được lựa chọn để sử dụng trong những khu vực có yêu cầu sạch sẽ và vô khuẩn cao như bệnh viện, phòng thí nghiệm, công ty hóa chất, dược phẩm…

Đặc điểm nổi trội của dòng sơn này là sơn epoxy không dung môi bay hơi, thân thiện với môi trường. Ngoài ra, loại sơn epoxy này hoạt động theo cơ chế tự cân bằng dòng. Thích hợp với bề mặt nằm ngang, cho lớp sơn dày đến 3mm, chịu được trọng tải từ 15-20 tấn, phù hợp với khu vực hầm gửi xe, nhà kho…

Bên cạnh đó, mặt sàn sử dụng sơn epoxy sáng bóng, có tính thẩm mỹ cao nên thích hợp dùng trong các công trình cao cấp như trung tâm thương mại hay showroom trưng bày.

2. Quy trình thi công sơn epoxy tự san phẳng

Trước khi tiến hành, một quy trình thi công chuẩn cần được đưa ra và áp dụng thực hiện đầy đủ các thao tác, các bước, nhằm phát huy tối đa công dụng của sơn và đảm bảo chất lượng công trình. Quy trình thi công sơn epoxy tự san phẳng gồm các bước sau:

Bước 1: Xử lí bề mặt

Làm phẳng bề mặt bằng cách sử dụng máy mài công nghiệp, trám các vết nứt, vết lỗ hổng trên mặt sàn sau đó loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ, xi măng. Với mục đích tạo nhám giúp sơn bám dính tốt hơn.

Bước 2: Thi công lớp sơn lót

Pha trộn sơn lót epoxy theo tỷ lệ của nhà sản xuất, trải đều sơn bằng rulo gai lăn, sau đó để khô khoảng 3-4 giờ, tùy vào loại sơn và điều kiện thời tiết. Việc sử dụng lớp sơn lót có tác dụng tăng cường độ cứng chắc, là lớp trung gian giúp sơn phủ màu bám dính tốt hơn.

Bước 3: Thi công lớp sơn Epoxy tự phẳng lần 1

Là sơn không dung môi nên khi sử dụng cần lưu ý không pha sơn với dung môi, làm mất chất lượng sơn, gây nhăn và sần sùi bề mặt. Thi công ngay khi đổ sơn ra, tránh tính trạng sơn đóng rắn và chết, ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công trình.

Sơn hoạt động theo nguyên tắc tự cân bằng dòng chảy dưới tác động của lực hút trái đất, nếu muốn điều chỉnh độ dày lớp sơn và tránh bọt khí có thể sử dụng bàn cào sơn hoặc rulo gai.

Bước 4: Thi công lớp sơn epoxy tự phẳng lần 2

Sau khi lớp sơn thứ nhất khô (khoảng 4-5 giờ), tiến hành thi công lớp sơn hoàn thiện. Công đoạn giống bước 3, tuy nhiên đây là bước quyết định chất lượng công trình, vì vậy đòi hỏi tính thẩm mỹ cao, quá trình sơn phải cẩn trọng, tỉ mỉ.

Bước 5: Nghiệm thu

Sau thời gian 24 giờ sơn sẽ khô, và khô hẳn hoàn toàn sau 72 giờ, tùy thuộc vào điều kiện môi trường. Bề mặt sơn phẳng, sáng bóng, có thể di chuyển nhẹ nhàng trên sàn.

Bài viết trên đây đã cung cấp cho quý vị một quy trình tiêu chuẩn của việc thi công sơn epoxy tự phẳng. Hy vọng chúng hữu ích, giúp bạn lựa chọn được một dòng sơn phù hợp và theo dõi sát sao quá trình thi công, đảm bảo chất lượng công trình.

0
Zalo
Hotline